Đêm nhạc cổ điển Toyota 2015 diễn ra duy nhất vào tối qua (22/10) tại Nhà hát Lớn Hà Nội là một chương trình như thế. Đêm nhạc kịch kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, văn học, lịch sử và những vũ điệu ballet sống động đầy màu sắc.
Năm 2013, Operetta Hungary – những vở opera ngắn - trở thành “báu vật quốc gia”. Và những gì mà các nghệ sĩ Hungary trình diễn trong Đêm nhạc Cổ điển Toyota 2015 đã minh chứng rằng, sự bình chọn đó là hoàn toàn chuẩn xác.
![]() |
Dưới sự điều khiển của vị nhạc trưởng bậc thầy La'szlo' Makla'ry-người từng nhận giải thưởng Artisjus và Mu''ve'sz danh giá cho nghệ sĩ xuất sắc, bốn giọng ca opera tài năng: Mo'nika Fischl, Szilvi Szendy, Gergely Boncse'r, Da'vid Szabo' cùng dàn nhạc đã làm nức lòng người mộ điệu.
Bằng các tác phẩm nhạc kịch và những vở opera ngắn, kết hợp lời thoại, vũ điệu và các ca khúc kinh điển như: Liên khúc Câu chuyện phía Tây của Leonard Berntein, Liên khúc Bóng ma trong nhà hát Opera của Andrew Lloyd Webber, Miền đất của những nụ cười, Bà góa vui vẻ của Franz Lehar, Nữ bá tước Maritza và công chúa Gypsy của Emmerich Ka'lman'... khán giả thủ đô Hà Nội lần lượt được dắt dìu trôi qua những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Đó còn là sự đắm say, ngất ngây trong tình yêu lứa đôi, là sự bi thương, đau xót của chia ly, là sự ám ảnh sợ hãi bởi âm mưu trong chuyện tình ám ảnh của một ngôi sao ca nhạc và một thiên tài bí ẩn... và là những khúc ca rộn ràng, lạc quan tươi sáng đầy hứng khởi cho cuộc sống đẹp tươi.
Bốn giọng ca Mo'nika Fischl, Szilvi Szendy, Gergely Boncse'r, Da'vid Szabo' là bốn sắc màu âm nhạc khác nhau, mỗi người một vẻ. Mo'nika Fischl tựa như dòng suối ngọt ngào đầy mê hoặc, Szilvi Szendy như làn gió lả lơi đầy quyến rũ, Gergely Boncse'r lịch lãm và sang trọng, Da'vid Szabo đầy vẻ lãng tử, hào hoa. Sự ăn ý và thăng hoa của các nghệ sĩ cùng sự nhuần nhuyễn của các vũ công mang lại cho khán giả những tiết mục cô cùng hoàn hảo và hấp dẫn.
Khán giả Việt Nam hết sức ngỡ ngàng và thán phục những màn biểu diễn Operetta đậm chất Hungary. Vẫn dựa trên nền tảng khuôn mẫu của Operetta Châu Âu, nhưng người nghe vẫn cảm nhận được tinh thần và tâm hồn của Hungary.
Các nghệ sĩ solo không chỉ sở hữu những giọng hát đẹp mà còn có khả năng vũ đạo điêu luyện. Khán giả ngỡ ngàng trước những màn nhảy múa, bê đỡ, thậm chí nhào lộn trên không của chính các ca sĩ solo. Họ còn gây thiện cảm với khán giả Việt Nam bằng sự gần gũi, thân thiện trong những màn giao lưu duyên dáng, văn minh.
![]() |
Nghệ sĩ Mo'nika Fischl( ngoài cùng trái) với giọng ca ngọt ngào mê hoặc |
Đặc biệt, trong đêm diễn khán giả Hà Nội được thưởng thức tác phẩm "Bản Romance số 2 cung Fa trưởng Op.50 của Beethoven, do Nghệ sĩ violon Hoàng Tuấn Cương của Việt Nam biểu diễn cùng dàn nhạc Budapest.
Đây cũng là cơ hội vô cùng quý giá để khán giả trong nước gặp lại Hoàng Tuấn Cương-người từng đạt giải nhất cuộc thi Violon Tài năng trẻ 1989, Giải nhất âm nhạc Quốc gia Mùa thu 1990, Giải đặc biệt tại cuộc thi quốc tế Ludwig Spohr (Freiburg, CHLB Đức), Giải nhất cuộc thi quốc tế về chamber music mang tên Max Reger (Sondershausen, CHLB Đức),Giải Forderpreis tại cuộc thi violon quốc tế Leopold Mozart (Augsburg, CHLB Đức). Hiện nay Hoàng Tuấn Cương đang là thành viên của bè Violon I trong dàn nhạc Philharmonic State Orchestra Hamburg - Đức.
Từng biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn trên thế giới và làm việc với nhiều dàn nhạc quốc tế danh tiếng . Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Hoàng Tuấn Cương kết hợp với dàn nhạc Budapest và trình tấu bản nhạc rất khó của Beethoven.Anh đã biểu diễn đầy cảm xúc trước sự kỳ vọng và chờ mong của khán giả quê nhà.
Kết thúc đêm diễn, nhà báo Hà Việt Anh chia sẻ, Đêm nhạc Cổ điển Toyota diễn ra tối 22/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội giới thiệu Nhà hát nhạc kịch Budapest là một món quà tuyệt vời dành tặng cho khán giả. “Tôi bị mê hoặc bởi phần trình diễn của 4 ca sĩ solo, đặc biệt là Mónika Fischl. Giọng hát khỏe, tràn đầy năng lượng cùng vũ điệu điêu luyện của họ đã làm khán phòng Nhà hát Lớn như được hâm nóng suốt gần 2 tiếng. Có những giai điệu nghe mà thấy gai người vì quá hay, có những phần trình diễn làm cho tôi và những người ngồi xung quanh vô cùng hứng khởi, chỉ muốn được đứng lên nhảy nhót theo những điệu nhạc”.
“Thể loại operetta chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam nhưng tôi nghĩ rằng khán giả Hà nội tối qua đã bị operetta chinh phục vì nó gần gũi, sôi động chứ không hàn lâm và khó nghe như Opera chính thống. Tôi chỉ tiếc một điều là dàn nhạc hơi mỏng, chắc do địa lí xa xôi toàn bộ dàn nhạc của Nhà hát nhạc kịch Budapest đã không thể đến với chúng ta. Còn lại thì trên cả tuyệt vời và cảm giác khi bữa tiệc âm nhạc tối qua kết thúc là vẫn còn “rất thòm thèm”. Hi vọng rằng trong những năm Đêm nhạc Cổ điển Toyota sẽ tiếp tục mang tới những bữa tiệc âm nhạc cổ điển đặc sắc như đêm qua” – nhà báo Việt Anh cho biết thêm.
Còn nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam – thì đánh giá cao sự điêu luyện của các nghệ sĩ của Nhà hát nhạc kịch Budapest. “Họ đến Hà Nội lần thứ hai với một diện mạo mới, đầy năng lượng và hấp dẫn. Tôi đánh giá cao sự đổi mới của họ với Operetta. Đây là cơ hội hiếm hoi để giới âm nhạc cũng như công chúng được thưởng thực loại hình nghệ thuật đặc sắc này”.
Cùng với giá trị về mặt nghệ thuật, Đêm nhạc Cổ điển Toyota còn gây quỹ học bổng Toyota hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam.
Một số hình ảnh trong đêm diễn:
![]() |
Vũ điệu Can-can sôi động Màn bê đỡ điêu luyện Nghệ sĩ tài năng Hoàng Tuấn Cương Dàn nhạc Budapest và các nghệ sĩ |
An Nguyễn
" alt=""/>Operetta chinh phục khán giả Đêm nhạc Cổ điển ToyotaLiveshow "Chảy đi sông ơi" tổ chức tại khán phòng hòa nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tối 29/5 cùng sự tham gia của ban nhạc Dương Cầm và Dàn nhạc Học sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Trong đêm nhạc khán giả sẽ được nghe những bài tình ca bất hủ: Em và tôi, Kiếp nào có yêu nhau, Để gió cuốn đi cùng nhiều tác phẩm khác của các nhạc sỹ Trần Tiến, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Cung Tiến, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Ánh 9...
![]() |
Tùng Dương - Thanh Lam. |
Ca khúc Chảy đi Sông ơicủa nhạc sĩ Phó Đức Phương sẽ được Thanh Lam và Tùng Dương cất cao tại chương trình, như một lời tri ân đến những dòng sông đã nuôi lớn tất cả chúng ta. Mong cho những dòng sông khắp đất nước này sẽ lại "ấp ôm bến bờ xứ sở", "chở đầy nước ngọt phù sa", tiếp tục nuôi lớn những đứa con của mình.
Nằm trong khuôn khổ chương trình còn có phần đấu giá tranh của các họa sĩ đương đại hàng đầu tại Việt Nam.
Bên cạnh sự chuyên tâm vào công việc nghệ thuật để cho ra những sản phẩm tốt nhất gửi đến khán giả, hai nghệ sĩ Thanh Lam và Tùng Dương rất tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là thực hiện các chương trình giúp đỡ bà con ở những vùng khó khăn, chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra.
Có thể kể ra những hoạt động thiện nguyện tiêu biểu gần đây mà Tùng Dương và Thanh Lam cùng tổ chức và gây quỹ như "Chung tay" cho các gia đình bị sập nhà sau đợt mưa lũ lớn ở Quảng Ninh với số tiền hơn 1 tỉ đồng. Hay hoạt động hỗ trợ xây trường học cho trẻ em dân tộc ở Xín Mần, Hà Giang.
Anh Phương
Tranh cãi quanh việc Mỹ Linh 'phá cách' hát Quốc ca" alt=""/>Đêm nhạc 'Chảy đi sông ơi'Chị Nghĩa kể trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu: “Lần đầu về ra mắt mẹ chồng, tôi thấy mẹ chồng hơi khó gần và không vui vẻ. Tôi sợ mẹ chồng khó tính.
Nhân dịp nhà có đám, bạn trai dẫn tôi về giới thiệu với gia đình và cũng để thú tội chuyện bạn gái đã mang thai.
Nghe tôi có thai, mẹ chồng không trách mắng mà còn bảo hai đứa cùng nhau đến bệnh viện kiểm tra”.
Khi có kết quả, bà Thu dẫn con trai đến nhà chị Nghĩa để thưa chuyện cưới hỏi. Tuy nhiên, gia đình chị Nghĩa không đồng ý gả con gái.
Bởi, nhà bà Thu khó khăn, con trai lại bị liệt hai chân. Bố mẹ chị Nghĩa sợ con gái sống không hạnh phúc, làm dâu cực khổ.
Trước sự kiên quyết của nhà gái, đôi trẻ cầu cứu bà ngoại của chị Nghĩa. Nghe chuyện, bà ngoại liền đứng ra gả cháu gái. Lễ vu quy được tổ chức ở nhà bà ngoại chị Nghĩa.
Khi con dâu sinh được gần 2 tháng, bà Thu dặn dò vợ chồng con trai ở nhà, còn mình đi TP.HCM tìm việc làm.
Bà Thu chia sẻ: “Ở TP.HCM, tôi đi phụ hồ, kiếm được đồng nào đều gửi về cho vợ chồng con trai nuôi cháu nội.
Vài tháng, tôi về quê thăm con cháu một lần thì biết hai đứa cãi nhau, thậm chí, Nghĩa còn bị chồng đánh”.
Mỗi lần thấy các con lời qua tiếng lại, bà Thu đều đứng ra giảng hoà, trách con trai không biết thương vợ. Bà bênh con dâu hết lời, còn mắng yêu chị Nghĩa sao không biết chạy khi bị chồng đánh.
Những lúc vợ chồng lục đục, chị Nghĩa lại nghĩ đến tình thương của mẹ chồng mà ở lại.
“Năm năm đầu làm dâu, nhà cửa bên chồng không thể che nắng che mưa nên vợ chồng tôi phải đi ở trọ.
Sức khỏe của cả hai đều yếu, không ai đi làm. Tất cả đều dựa vào tiền mẹ chồng làm phụ hồ gửi về hàng tháng”, chị Nghĩa xúc động.
Sau khi sinh em bé thứ 2, chị Nghĩa cố gắng đi làm công nhân, kiếm tiền phụ mẹ chồng.
Không bao lâu, chị Nghĩa lại mang thai lần 3. Ở lần sinh này, nửa đêm, bà Thu đưa con dâu đi sinh mà trong túi chỉ có 400 nghìn đồng.
Trong lúc mẹ chồng nàng dâu bối rối, cháu gái của bà Thu cho mượn 4 triệu đồng lo tiền viện phí.
Lúc sinh, chị Nghĩa có dấu hiệu băng huyết. Bệnh viện yêu cầu sản phụ và người nhà đưa ra phương án chọn mẹ hay chọn con.
Chị Nghĩa không ngần ngại quyết định ký giấy cứu con. Hành động này của con dâu khiến bà Thu rất cảm động.
Dù rất muốn ngăn cản con dâu nhưng bà không biết mở lời bằng cách nào. Thế nên, bà ngậm ngùi cầu nguyện cho con dâu mẹ tròn con vuông.
Chị Nghĩa nghẹn ngào nói: “Ba lần đi sinh, tôi đều không có chồng bên cạnh, chưa lần nào được anh chăm sóc. Tôi biết sức khỏe của chồng không thể làm được điều mà mình mong muốn.
Tuy nhiên, tôi được mẹ chồng lo lắng tận tình, thậm chí mẹ ruột còn chưa lo được như vậy. Thế nên, tôi không cảm thấy tủi thân”.
Thấy con dâu sinh khó, bà Thu cấm không cho vợ chồng con trai sinh thêm. Bà không đi làm xa nữa mà ở nhà vừa phụ con dâu chăm cháu vừa nuôi bò.
Hiện tại, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của chị Nghĩa khá êm đềm. Chuyện gì chị Nghĩa cũng thủ thỉ tâm sự với mẹ chồng.